Tiểu sử Trịnh_Công_Sơn

Thời niên thiếu

Ông quê ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.[3] Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế.[4] Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".

Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959[5] và qua giọng ca Thanh Thúy.

Năm 1961 vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.[6]

Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp bộ đội Cụ Hồ trong 26 ngày đêm Cách mạng giải phóng Huế. Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh_Công_Sơn http://poeticinvention.blogspot.com/2007/03/trinh-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/761371 http://www.dactrung.com/Bai-bv-50-Cuoc_song_khong_... http://www.gio-o.com/HoangXuanSon/HoangXuanSonQuan... http://www.phamduy.com/document/hoiky/hoiky3/chuon... http://i64.tinypic.com/28w2k35.jpg http://www.trinh-cong-son.com/buuchi.html http://www.trinh-cong-son.com/dangtien.html http://www.trinh-cong-son.com/tcstho.html http://www.trinh-cong-son.com/tcsvan1.html